Mụn ở má có rất nhiều biểu hiện khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc và mụn viêm,… Nếu không điều trị đúng cách mụn ở má sẽ khiến cho da dễ bị thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ bật mí tất tần tật về mụn ở má là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn ở má hiệu quả nhất.
Mụn ở má nói lên điều gì?
Mụn ở má là một tình trạng mụn phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc trưng của mụn ở má là các nốt sẩn, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang ở trên má. Điều khiến cho mụn ở má trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều cô nàng đó là vì mụn ở má gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra mụn ở má còn chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, từ các tác nhân bên trong như: thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn ngủ nghỉ không phù hợp, hoặc từ bên ngoài như: khói bụi, ô nhiễm, stress, sử dụng mỹ phẩm sai cách,… điều hình thành nên mụn ở má. Và quá trình điều trị mụn ở má đòi hỏi cần đúng cách để mụn không tiến triển gây sẹo rỗ và làm viêm nhiễm cho da.
Nguyên nhân gây mụn ở má
- Tăng tiết bã nhờn: hầu như tăng tiết bã nhờn là nguyên nhân chính của việc hình thành mụn. Bã nhờn tiết ra lượng nhiều sẽ không đủ duy trì độ ẩm cho da như tác động sinh lý nữa, mà thay vào đó là làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến cho vi khuẩn phát triển.
- Vi khuẩn P.Acnes: có tên khoa học là Propionibacterium Acnes là một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương phổ biến nhất gây tình trạng mụn trên da có ở khắp mọi vị trí trên mặt.
- Thay đổi nội tiết tố: đây cũng được xếp vào nhóm yếu tố rất thường gặp do những hormone nội tiết bên trong bị thay đổi, trong đó có hormone estrogen, progesteron và đặc biệt androgen hoạt động quá mạnh là tăng tiết dầu thừa.
- Sử dụng mỹ phẩm không thích hợp: việc dưỡng da sai cách, lựa chọn các thành phần không phù hợp với da, có thể quá thừa ẩm gây bít tắc lỗ chân lông, hoặc kem dưỡng không cấp ẩm đủ vẫn khiến da phải bù lại lượng độ ẩm mất đi bằng việc tiết thêm dầu.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: các yếu tố tưởng chừng rất nhỏ và vô hại như: giấc ngủ, ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá,… đều có nguy cơ khiến da bị nổi mụn ở má nhiều hơn so với những người bình thường.
Triệu chứng của mụn ở má
Biểu hiện của nhiều loại mụn trên má
- Mụn đầu đen: là loại mụn phổ biến nhất do nốt mụn bị tình trạng oxy hóa, mụn biểu hiện với những nốt nhỏ màu đen hoặc nâu, có ở vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm.
- Mụn đầu trắng: có ở dạng nốt nhỏ và chưa bị tình trạng oxy hóa bởi không khi bên ngoài như mụn đầu đen.
- Mụn mủ: nốt mụn sưng bên trong có chứa dịch mủ trắng hoặc vàng.
- Mụn bọc: mụn có kích thước lớn, gây viêm và đau.
- Mụn nang: là tình trạng mụn nghiêm trọng nhất khi mắc phải vì có thể gây sẹo.
Da sần sùi, thô ráp
Thể hiện ở bề mặt da có cảm giác khô căng do tế bào chết bị tích tụ tạo thành lớp sừng dày và thô ráp gây cảm giác khó chịu khi chạm vào. Ngoài ra da còn có các triệu chứng như: nốt nhỏ có màu đỏ, hoặc màu hồng, da có thể bị bong tróc vảy trắng,… khiến cho nốt mụn ở má nghiêm trọng hơn và thay đổi quy trình skincare.
Da tiết nhiều dầu
Các bạn có thể nhận thấy bề mặt da trở nên nhờn dính, bóng loáng, đặc biệt xuất hiện ở vùng chữ T trên da mặt.
Da có cảm giác ngứa rát
Bên cạnh đó khi các nốt mụn viêm nhiễm sẽ khiến các vi khuẩn phát triển, viêm nhiễm này có thể làm cho da bị ngứa rát và đau nhức đấy nhé.
Cách điều trị mụn ở má hiệu quả nhất
Điều trị tại nhà
Các bạn có thể điều trị mụn ở má ngay tại nhà bằng các bước skincare đúng như: làm sạch da mặt 2 lần/ngày, phải sử dụng tẩy trang để đảm bảo các vi khuẩn, makeup, dầu thừa, kem chống nắng được lấy đi sau cả ngày dài. Cùng với đó kết hợp các sản phẩm dưỡng ẩm vừa đủ cho da, không khiến da bí bách vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến mụn nhiều hơn.
Đừng quên trong các bước dưỡng da hãy chọn các thành phần có khả năng trị mụn ở má như là:
- Benzoyl Peroxide
- Axit Salicylic (BHA)
- Axit Glycolic (AHA)
- Retinoids hoặc các dẫn xuất khác của vitamin A
- Axit Azelaic
- Kojic Acid
- Arbutin
- Niacinamide
- Các thành phần kháng viêm, phục hồi: chiết xuất rau má, rau sam, Vitamin B5, Hyaluronic Acid,…
Khi điều trị tại nhà các bạn lưu ý thêm các yếu tố như sau: bắt đầu dùng với tần suất thấp, rồi tăng dần để tránh da bị kích ứng. Dùng các thành phần treatment để điều trị mụn ở má cần phải dùng kem chống nắng. Ngoài ra tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ da liễu để được tư vấn giải quyết tình trạng da tốt hơn.
Điều trị bằng thuốc
- Khi tình trạng mụn ở má nghiêm trọng thì việc bạn nên đến các bác sĩ da liễu để được tư vấn và soi da, từ đó quyết định dùng các sản phẩm có nồng độ cao hơn và mạnh mẽ hơn.
- Các thuốc đường bôi sẽ giống như các hoạt chất như dùng tại nhà nhưng được sẽ được hướng dẫn nên kết hợp thành phần nào lại với nhau, tần suất dùng ra sao, cách dùng sáng tối như thế nào.
- Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc đường uống khác để kiểm soát mụn như: kháng sinh (Tetracycline, Doxycycline,…), Isotretinoin,… Các thành phần này sẽ giúp điều tiết lượng dầu thừa, diệt vi khuẩn vi khuẩn gây mụn tốt hơn, cải thiện tình trạng mụn nhanh và hiệu quả.
- Tuy nhiên dùng thuốc đường uống có thể gặp các tác dụng phụ như là: tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa,… vì thế việc tuân theo bác sĩ là rất cần thiết. Ngoài ra đối với phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không dùng tại nhà (dẫn xuất vitamin A, Isotretinoin,…) vì có thể gây dị tật thai.
Điều trị mụn ở má bằng công nghệ
Ngoài ra bạn có thể đến các clinic, trung tâm da liễu hay các bệnh viện để được dùng các biện pháp công nghệ cao tốt cho da mụn ở má như là: Laser, IPL (Intense Pulsed Light), điện di, lăn kim,…
Việc áp dụng phương pháp công nghệ nào sẽ được cân nhắc dựa trên: mức độ nghiêm trọng của mụn, tình trạng da và yếu tố chi phí cân nhắc.
Lưu ý và cách phòng ngừa mụn ở má
- Không tự ý nặn mụn: Tự ý nặn mụn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mụn ở má trở nên nặng hơn. Khi bạn nặn mụn, bạn có thể vô tình làm tổn thương da, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, việc nặn mụn cũng có thể khiến mụn để lại sẹo.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ: Vệ sinh da mặt sạch sẽ là một biện pháp quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ trên da, từ đó giúp ngăn ngừa mụn hình thành. Bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với loại da của mình.
- Sử dụng mỹ phẩm phù hợp: Mỹ phẩm có thể là nguyên nhân khiến mụn ở má trở nên nặng hơn nếu bạn sử dụng không đúng cách. Bạn nên chọn mỹ phẩm không chứa dầu, không gây mụn và không chứa các thành phần gây kích ứng da.
- Thay đổi lối sống lành mạnh: Nên giảm khẩu phần ăn có nhiều đường, chất béo bão hòa, hoặc tinh bột vì có thể làm tăng nguy cơ bị mụn. Hãy giảm căng thẳng và áp lực bằng các phương pháp hít thở đều, yoga hoặc thiền,…
Tổng kết
Mụn ở má biểu hiện ở những loại mụn khác nhau và do nhiều nguyên nhân hình thành, từ bên ngoài và cả bên trong. Việc trị mụn ở má có thể thực hiện tại nhà, đến thăm khám bác sĩ da liễu, hoặc các trung tâm clinic. Việc phòng ngừa mụn ở má ngay từ ban đầu là rất quan trọng từ các biện pháp như làm sạch da, dùng các treatment hỗ trợ kiểm soát dầu thừa và bã nhờn. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Beaudy.vn trong bài viết lần này nhé, hẹn gặp lại các bạn trong chủ đề làm đẹp sắp tới.
Mình mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để mình biết với nhé.